Lên đầu trang

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2015

Khóa học tiếng Nhật trung cấp

Đối tượng của khóa học tiếng Nhật trung cấp là những bạn đã hoàn thành chương trình sơ cấp, đã học hết 50 bài của giáo trình Minna no nihongo và các bạn đang chuẩn bị cho kì thi năng lực Tiếng Nhật trình độ N3.


Khóa học tiếng Nhật trung cấp

Nội dung khóa học: Các bạn sẽ được trang bị kiến thức theo giáo trình tổng hợp tự soạn của trung tâm tất cả kiến thức khóa học Tiếng Nhật sơ cấp và trang bị kiến thức cho các bạn chuẩn bị thi chứng chỉ Tiếng Nhật trình độ N3.

Mục tiêu: 

  •  Rèn luyện và nâng cao các kỹ năng về đọc hiểu, dịch, nghe…

  • Cung cấp các mẫu câu cơ bản và nâng cao..

  • Đảm bảo đủ kiến thức và kỹ năng để thi đạt chứng chỉ năng lực tiếng Nhật trung cấp – chứng chỉ tiếng Nhật N3.

  • Đọc và nhận biết tốt chữ Hán.

  • Có thể học tiếng Nhật với niềm yêu thích .

  • Phát huy khả năng tự suy nghĩ và hình thành câu.


Ba nền tảng khi học tiếng Nhật

 Làm sao để học ngữ pháp tiếng Nhật khi không biết nhiều từ vựng?

3 nền tảng cần có khi học tiếng Nhật
Nền tảng để học tiếng Nhật gồm 3 thứ: Chữ kanji, Ngữ pháp, Từ vựng. Nền tảng tiếng Nhật của bạn có thể đo bằng số chữ kanji bạn biết, các mẫu ngữ pháp bạn hiểu và số lượng từ vựng tiếng Nhật của bạn. Bạn chỉ cần nâng cao 3 thứ này lên là tiếng Nhật của bạn sẽ tăng lên theo.

Tầm quan trọng của chữ kanji: Cùng với hiragana và katakana, chữ hán tự (kanji) chính là bảng chữ cái tiếng Nhật. Bạn làm sao mà học được tiếng Nhật nếu không học bảng chữ cái của nó? Bạn cần học chữ kanji vì tổng cộng chỉ khoảng 2 ngàn chữ mà thôi. Học sinh tiểu học của Nhật học cặn kẽ trong 6 năm, nhưng bạn không cần nhiều thời gian như thế. Học sinh tiểu học ở Nhật còn phải học các môn khác và cũng không thể nào tư duy như người lớn được. Bạn nên học 2000 chữ kanji này trong vòng 6 tháng với mục tiêu nhận được mặt chữ và hiểu ý nghĩa, còn âm đọc tiếng Nhật thì có thể từ từ học sau.

Đo nền tảng tiếng Nhật của bạn
Bạn hãy đo nền tảng tiếng Nhật của mình theo các yếu tố:
+ Số chữ kanji bạn biết
+ Số mẫu ngữ pháp bạn hiểu
+ Số lượng từ vựng tiếng Nhật bạn nhớ được

Nhiều bạn cảm thấy u sầu về khả năng học tiếng Nhật của mình và dành phần lớn thời gian để u sầu thay vì nâng cao nền tảng tiếng Nhật của mình. Đó là vì các bạn nghĩ giỏi tiếng Nhật nghĩa là giao tiếp nhanh như gió và hiểu mọi thứ người Nhật nói. Các bạn muốn ngay lập tức mình giao tiếp tốt tiếng Nhật mà không muốn mất thời gian để xây dựng nền móng tiếng Nhật cho riêng mình. Bằng cách này, các bạn không có nền tảng và mong muốn giỏi tiếng Nhật trong vô vọng.

Thứ Năm, 9 tháng 4, 2015

KINH NGHIỆM HỌC TIẾNG NHẬT

Đây là một bài viết chia sẻ kinh nghiệm học tiếng Nhật cực kỳ bổ ích dành cho tất cả các bạn, từ những bạn mới bắt đầu tiếp xúc với tiếng Nhật đến những bạn đã có một vốn kiến thức nhất định nhưng vẫn còn kém các kỹ năng, nhất là 2 kỹ năng NGHE và NÓI. Mình muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến chị Dương Linh - Tác giả của bài viết này, vì những chia sẻ quý báu và tâm huyết của chị gửi gắm qua từng câu chữ. Mọi người cùng đọc bài và suy ngẫm nhé. ❀◕ ‿ ◕❀


lịch khai giảng tiếng nhật nhơn trạch


LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỌC TỐT TIẾNG NHẬT?

Các bạn nói tiếng Nhật khó, nhưng bản thân mình không thấy nó khó. Mình chỉ duy nhất cảm thấy tiếng Nhật khó khi lần đầu tiên nhìn bảng chữ thấy 92 chữ cái Hiragana, Katakana, viết mãi mà không nhớ. Lúc nhớ được rồi thì mọi chuyện trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Cách chia động từ trong tiếng Nhật không phức tạp bằng tiếng Anh, không có hiện tại-quá khứ-tương lai ( Đơn, tiếp diễn, hoàn thành) rồi phân từ II này kia. Danh từ trong tiếng Nhật cũng không phân chia giống đực giống cái như trong tiếng Pháp, tiếng Đức. Ngữ pháp trong tiếng Nhật gọi là 曖昧(あいまい)nhưng chính vì aimai mà mình sử dụng thế nào vẫn có thể được chấp nhận, bởi các bạn nên nhớ chúng ta là những người nước ngoài học tiếng Nhật.

Cách học ngoại ngữ duy nhất của mình đó là: Thích học. Cứ thế học, rồi luyện; luyện rồi đưa ra ngoài thực hành; thực hành sai, bị chê; bị chê xong rồi nhớ, nhớ mãi không quên.

Vậy muốn ĐÚNG trước hết phải SAI, muốn TỐT trước hết phải biết mình còn KÉM chỗ nào và nhìn thẳng vào đó mà sửa chữa, tuyệt đối ĐỪNG GIẤU DỐT.

Bây giờ, thì cùng mình điểm lại những vấn đề chính trong quá trình học tiếng Nhật nhé.

Mình luôn đề cao tầm quan trọng của NGHE và NÓI. Nếu không nghe được âm thanh, cảm nhận được âm thanh thì nói sẽ bị sai và không giao tiếp được. Vậy muốn nghe và nói tốt hãy bắt đầu từ bảng chữ cái và ngữ điệu.

1.Bảng chữ cái:

Các chữ cái ở hàng た (TA)、ら(RA)、が(GA), theo tai mình nghe có người Nhật đọc hoặc hát rõ ràng là TA, nhưng có người đọc là THA. RA thì có RA hoặc LA, GA thì có GA hoặc NGA. Cảm giác khi đọc là THA, LA, NGA thì âm sẽ nhẹ hơn, và mình hay phát âm như vậy.

Đặc biệt, các bạn chú ý luyện phát âm ở các từ cùng hàng với nhau đứng gần nhau. ví dụ như: 食べられる、食べさせられる, vì những âm này khi nói nhanh sẽ rất dễ bị dính, dẫn đến líu lưỡi.

2. Trọng âm, ngữ điệu:

Trọng âm và ngữ điệu trong tiếng Nhật không nhấn mạnh, lên bổng xuống trầm như trong tiếng Anh. Phát âm, ngữ điệu của tiếng Nhật khá nhẹ, nhưng nó cũng còn tùy thuộc vào chất giọng của từng người. Nên khi phát âm tiếng Nhật, các bạn không cần phải cố gắng phát âm nhẹ đâu nhé. Phát âm sao cho rõ ràng, âm nào ra âm đó là được, bởi vì trong tiếng Nhật không có hiện tượng nuốt âm, hay âm câm.

3. Nghe ở đâu? Nói thế nào?

Nghe ở đâu? Hãy để đôi tai làm quen với tiếng Nhật bất kỳ nơi đâu. Bạn không cần thiết phải chú tâm nghe rõ nó nghĩa là gì, cứ bật ti vi, bật nhạc để đó và đi làm việc bạn cần làm. Âm thanh sẽ vào tai bạn một cách rất tự nhiên. Mình đã từng làm, và thấy rất hiệu quả.

Nói thế nào? Mình đã chia sẻ rất kỹ những điểm cần lưu ý về nói ở clip số 2 rồi,nên chỉ có thêm một điều nữa muốn nói với các bạn rằng; Hãy cố gắng nói tiếng Nhật mọi lúc mọi nơi, khi có cơ hội, còn không hãy tự tạo cơ hội nói cho chính mình.

Cơ hội tìm ở đâu:

-Gương.

-Điện thoại quay

-Máy ghi âm.

4. Từ mới.

Học từ sau quên từ trước là biểu hiện bệnh lý rất bình thường của ngươi học ngoại ngữ. Đừng bắt não làm việc quá sức. Luyện nhớ bằng cách tập đặt câu với từ đó và bằng mắt nhìn. Dùng thẻ học từ, giấy dán lên tường, đầu giường, tủ lạnh, thậm chí là cửa WC,... hoặc những nơi bạn hay tiếp xúc và sử dụng. Đôi khi ngồi viết đi viết lại chưa chắc đã nhớ nhanh bằng nói ra từ đó.

5.Đọc hiểu thế nào? Viết ra sao?

Đọc hiểu: Riêng đọc hiểu bạn cần chắc ngữ pháp. Ngữ pháp thì học đến đâu nên tự đặt cho mình một câu với cấu trúc đó và học thuộc nó ( Nhớ là câu của mình tự đặt nhé). Từ đầu đọc chậm từng câu, sau đó tập đọc nhanh nắm bắt đại ý của bài.

Viết: Tập dịch đoạn văn từ tiếng Nhật sang tiếng Việt để luyện cách diễn đạt, vì thực tế có rất nhiều bạn, dịch một câu tiếng Nhật sang tiếng mẹ đẻ đọc vẫn lủng củng, ý tứ không rõ ràng. Sau đó tập viết từ tiếng Việt sang tiếng Nhật. Học cách viết tiếng Nhật trong cuộc sống hàng ngày từ trên facebook của bạn bè người Nhật. Đọc sách để học cách viết văn cứng trong luận văn, báo cáo...

6.Chữ Hán.

Có lẽ chữ Hán là kẻ thù của rất nhiều người khi học tiếng Nhật nhưng nói đi cũng phải nói lại, nếu không có kẻ thù này thì chẳng mấy chốc đôi mắt của các bạn sẽ bị đau nhức vì toàn phải nhìn Hiragana hoặc Katakana. Mình thích chữ Hán lắm dù chữ mình viết rất xấu, nhưng học chữ Hán và khám phá ra nhiều cách đọc, thấy rất thú vị. Mình không học chữ Hán theo âm Hán Việt, mình học trực tiếp từ đó bằng cách nhớ cách đọc On và Kun, tưởng tượng ra cách nhớ,và tập làm đề Kyu nhiều.

Kết luận:

Mỗi người có một cách học, các bạn có thể tham khảo từ các sempai , nhưng nhớ rằng dù học bằng cách nào, nếu bạn không thật sự thấy yêu thích, và khổ luyện thì học sẽ không vào và không đạt được hiệu quả.

Bình tĩnh, đừng sốt ruột, đừng so sánh mình với ai, đặc biệt với những người đi trước, vì ai cũng có những xuất phát điểm như nhau. Phải cho chính mình và năng lực của mình thời gian để kiểm chứng.

Cố gắng nhé./.

Nguồn: ST

Thứ Tư, 1 tháng 4, 2015

Cách xưng hô giữa người Nhật với nhau

otou-chan : gọi ba thân mật
okaa-chan: gọi mẹ thân mật
ojii-chan : gọi ông thân mật
obaa-chan: gọi bà thân mật
onee-chan: gọi chị gái thân mật
onii-chan: gọi anh trai thân mật





Gọi các thành viên trong gia đình có hậu tố - san tỏ ý kính trọng hơn 1 bậc. Hậu tố -sama là cách gọi tôn trọng cao nhất.

Ngoài ra 1 số cách gọi các thành viên của con trai:
aneki : cách gọi chị
aniki : cách gọi anh

Ba mẹ gọi con cái sẽ gọi bằng tên (có thể thêm hậu tố -chan cho con gái, - kun cho con trai).

Anh chị gọi em trai/em gái cũng tương tự.

- Đối với bạn bè: không thân thiết sẽ gọi bạn bè bằng họ và thêm hậu tố -san, nếu thân thiết, sẽ gọi bằng tên và thêm hậu tố -chan cho con gái, -kun cho con trai.

- Cách tự xưng hô:

+ con gái sẽ dùng watashi chung chung, còn thân mật sẽ dùng atashi
+ con trai có thể dùng watashi, ore, boku... nhưng khi còn nhỏ thì dùng ore là phổ biến.

- Đối với thầy cô, bác sĩ, tiến sĩ... sẽ gọi bằng Sensei.
- Hậu tố -sama có thể dùng cho bất cứ ai vai vế cao hơn mình mà mình muốn tỏ ý kính trọng bậc nhất. Trong buôn bán kinh doanh có thể dùng -sama để gọi khách hàng. Ví dụ: okyaku-sama : khách hàng.

- Hậu tố -san có thể dùng cho bất cứ ai mà mình muốn tỏ ý tôn trọng, lịch sự.
- Sempai: cách gọi các anh chị học trước mình, tiền bối.